Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉnh chu, chuyên nghiệp trong từng khâu trong quy trình bếp đó là lý do tại sao mà trường mầm non của bạn cần phải tuân theo quy chuẩn bếp một chiều.
Trong nhiều quy chuẩn của bếp hiện đại, cao cấp thì bếp một chiều là quy chuẩn bắt buộc mà bếp trường học của bạn phải đảm bảo. Vậy bếp 1 chiều là gì?Nguyên tắc thiết kế bếp ăn một chiều?
Để biết câu trả lời cho những câu hỏi trên thì bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Bếp 1 chiều là gì?
Bếp 1 chiều mầm non là chuỗi hoạt động của các bộ phận trong khu vực bếp cần phải tuân thủ theo một chiều nhất định đảm bảo quá trình lưu thông một chiều. Tất cả các hoạt động sẽ diễn ra theo đúng thứ tự như sau : nguyên liệu đầu vào, sơ chế, nấu nướng, chia đồ, phục vụ, dọn vệ sinh.
Quy trình bếp 1 chiều trường mầm non cần phải đảm bảo thực phẩm sống và thực phẩm chín tách rời nhau riêng biệt, không được lẫn lộn với nhau.
Gian bếp của bạn đảm bảo theo nguyên tắc một chiều sẽ giúp các bộ phận của bếp không bị chồng chéo lên nhau. Ngoài ra, chính điều này còn đảm bảo vệ mặt vệ sinh, an toàn thực phẩm trong chế biến.
Những lợi ích mà bếp ăn một chiều mang đến
Việc bếp ăn 1 chiều ở trường mầm non đảm bảo nguyên tắc một chiều sẽ mang đến nhiều lợi ích vô cùng rõ rệt. Những lợi ích có thể kể đến đó chính là:
– Bếp một chiều ở trường mầm non giúp các bộ phận trong bếp được phân định, phân chia rõ ràng, không bị chồng chéo nhau.
– Bếp một chiều còn tránh được sự lộn xộn, va chạm giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín nên sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến.
– Bếp giúp tiết kiệm tối đa quá trình nấu nướng, thời gian chế biến các món ăn và đảm bảo được chất lượng các món ăn trong thời gian ngắn nhất.
Nguyên tắc thiết kế bếp ăn một chiều
Nguyên tắc quan trọng nhất trong thiết kế bếp một chiều ở trường mầm non đó là thiết kế bếp theo quy trình một chiều, đảm bảo lưu thông một chiều của tất cả thực phẩm tránh được sự chồng chéo giúp tiết kiệm tối đa thời gian, tránh được sự va chạm giữa thực phẩm sống và chín.
Bếp ăn mầm non một chiều theo quy trình sau:
– Thực phẩm nhập về sẽ được lưu trữ ở tủ lạnh và giá ở khu kho.
– Thực phẩm sẽ được sơ chế ở khu vực sơ chế.
– Sau khi thực phẩm được sơ chế sẽ chuyển sang bàn lạnh để chuẩn bị nấu nướng.
– Các món nguội như salad, rau sẽ được chế biến ở khu bếp nguội.
– Thực phẩm sau khi được nấu xong sẽ được chuyển sang khu vực để chuyển ra cho khách hàng.
– Món ăn sau khi khách hàng ăn xong sẽ được chuyển sang khu vệ sinh, làm sạch.
Các khu vực chức năng chính trong bếp ăn một chiều
Bếp ăn mầm non được thiết kế theo quy trình một chiều cần phải có đầy đủ tất cả các khu vực chính như sau :
1. Khu tiếp nhận nguyên liệu
Khu tiếp nhận nguyên liệu là khu vực tiếp nhận nguyên liệu tươi sống như rau, củ, quả, thịt,…. Thực phẩm ở khu vực này sẽ được kiểm tra vô cùng nghiêm ngặt về chất lượng, số lượng, độ tươi sạch,…. Thực phẩm được mua về sẽ được nhập kho. Có hai loại kho là kho khô và kho lạnh.
Kho khô để dự trữ đồ khô nên cần phải có giá inox, tủ đựng đồ inox
Kho lạnh được dùng để dự trữ đồ tươi nên cần có có tủ đông, tủ mát hoặc tủ lạnh công nghiệp.
Để khu vực này hoạt động hiệu quả nhất thì cần phải trang bị thêm đầy đủ các dụng cụ, thiết bị như: giá kệ inox, cân, chậu rửa inox,….
2. Khu sơ chế thực phẩm
Sau khi thực phẩm đã được tiếp nhận cho nhà bếp thì chắc chắn chúng sẽ được tiến hành sơ chế, phân loại, làm vệ sinh sơ bộ. Với nguyên liệu nguyên con như gà, vịt, các thì cần phải được xử lý sơ về mổ xẻ hoặc được làm vệ sinh trước khi chuyển sang các khu vực tiếp theo.
Các thiết bị cần thiết được trang bị trong khu vực này đó là: bàn inox, giá kệ, chậu đôi, chậu đơn, giá phẳng inox, giá thanh, giá treo, dao, thớt,…
3. Khu sơ chế tẩm ướp
Nguyên liệu sau khi được sơ chế sơ bộ sẽ được chuyển sang khu vực chế biến tinh. Khu vực này các đầu bếp tiến hành tiếp nhận thực phẩm từ các khu vực để tiến hành chế biến, xử lý và tẩm ướp thực phẩm cho từng món ăn.
4. Khu nấu nướng
Đây là khu vực quan trọng nhất trong bếp một chiều ở trường mầm non để các đầu bếp tiến hàng chế biến, làm chín thực phẩm.
Khu nấu nướng cần phải được trang bị đầy đủ các thiết bị như:
Giá inox, bàn inox: là thiết bị được dùng để đặt các khay thức ăn cần thao tác trước khi nấu và ra đồ ăn sau khi đã nấu chín thức ăn.
Thiết bị giữ nóng thức ăn: giữ nóng nước sốt để có thể phục vụ cho các món chính. Nhà bếp của bạn cũng có thể sử dụng đèn hồng ngoại để giữ nóng thức ăn để phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
Bàn trung gian inox: dùng để đặt dầu ăn, gia vị, để đồ, thiết bị nấu nướng trong bếp.
Bàn lạnh salad: được dùng để các loại nước sốt, rau khi cần để lấy sử dụng ngay.
Chụp hút khói: Dùng để khử mùi, hút khói cho nhà bếp.
Các thiết bị bếp công nghiệp bằng inox: gồm bếp âu, bếp hồng ngoại, lò nướng để có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau.
Bếp chiên nhúng là thiết bị được sử dụng để chế biến các món chiên ngập dầu chiên ròn như cánh gà, đùi gà,….
Bếp rán: dùng để chế biến các món rán cần ít dầu mỡ, chiên bề mặt tạo màu thực phẩm.
5. Khu soạn đồ ăn
Sau khi thức ăn được nấu chín sẽ được chuyển sang khu phân loại, chia đồ ăn ra để phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
6. Khu rửa đồ, vệ sinh
Khay đựng đồ ăn sau khi các bé ăn xong sẽ được chuyển sang khu vực vệ sinh, làm sạch để tiến hành làm vệ sinh. Khu vực này cần phải được tách riêng để đảm bảo vệ sinh.
Và để khu vực này hoạt động hiệu quả cần thì cần phải được trang bị những dụng cụ như:
Vòi phun tráng, bàn có lỗ xả rác để làm sạch các thức ăn dư thừa trên đĩa.
Máy rửa chén: Rửa chén bát dụng cụ, tự động phun hóa chất và nước nóng để bát đĩa sạch, nhanh khô.
Bàn, giá inox: để úp bát đĩa sau khi rửa.
Xe đẩy 3 tầng: giúp vận chuyển dụng cụ, các thiết bị bếp inox trường mầm non.
Hiện nay, mô hình bếp một chiều đang được ứng dụng tại trường mầm non BIBO nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp bữa ăn đầy đủ dưỡng chất cho con!